Video cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn
Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu có thể thực hiện được cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy trình thực hiện tiểu phẫu này. Nếu bạn là một trong số đó, hãy cùng tham khảo những thông tin và hình ảnh video cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn được cung cấp qua bài viết sau!
Cắt bao quy đầu ở người lớn
Cắt bao quy đầu là thủ thuật ngoại khoa mà bác sĩ thực hiện trên bao quy đầu dương vật để cắt bỏ đi một phần da thừa. Nhờ đó bác sĩ giúp bệnh nhân điều trị khỏi căn bệnh dài, hẹp bao quy đầu.
Với các thao tác đơn giản, thủ thuật này được thực hiện trong thời gian chỉ từ 15 đến 20 phút.
Quy trình cắt bao quy đầu ở người lớn
Quy trình cắt bao quy đầu ở người lớn theo Bộ y tế gồm các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Vệ sinh, khử trùng dương vật trước khi thực hiện tiểu phẫu.
- Bước 2: Gây tê cục bộ cho “cậu nhỏ”.
- Bước 3: Xác định phần bao quy đầu cần cắt bỏ.
- Bước 4: Cắt bỏ phần thừa bao quy đầu.
- Bước 5: Cầm máu và khâu bao quy đầu.
- Bước 6: Băng bó, cố định lại dương vật.
- Bước 7: Vệ sinh vết cắt và kết thúc tiểu phẫu
Lưu ý sau khi thực hiện cắt bao quy đầu ở người lớn
Thông thường sau khi cắt bao quy đầu, bác sĩ sẽ khuyên anh em thực hiện những điều sau đây để vết cắt chóng lành:
- Vệ sinh vết cắt, quấn băng cố định theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi đi tiểu hay tắm rửa không được làm ướt băng. Nếu làm rớt phải thay ngay.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống đủ nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh xa thực phẩm cay nóng, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Sử dụng đồ lót thoáng mát, thoải mái, không mặc đồ bó sát.
- Kiêng quan hệ tình dục trong khoảng một tháng. Không xem các loại phim ảnh kích thích ham muốn, có khả năng làm cương dương.
Video cắt bao quy đầu ở người lớn
Nếu vẫn còn chưa nắm rõ quy trình cắt bao quy đầu, bạn có thể để xem video cắt bao quy đầu ở người lớn sau đây. Nhờ đó bạn có sự chuẩn bị tâm lý kỹ càng hơn trước khi thực hiện cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu cho trẻ
Rất nhiều chị em thắc mắc cắt bao quy đầu cho trẻ 5 tuổi, cắt bao quy đầu cho trẻ 10 tuổi, cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh… có thực hiện được không… Theo các chuyên gia, cắt bao quy đầu ở trẻ em có thể thực hiện được, xong cũng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là những yếu tố như tuổi tác của bé, tình trạng sức khỏe của bé, tình trạng bao quy đầu của bé…
Thông thường những trẻ em bị dài, hẹp bao quy đầu bẩm sinh mà không tự khắc phục được cần thực hiện cắt bao quy đầu. Cha mẹ có thể giúp bé quan sát các triệu chứng hẹp bao quy đầu trẻ em như sau:
- Bao quy đầu của bé chít hẹp, khiến cho quy đầu không lộ ra được.
- Trẻ khó tiểu, phải dặn khi đi tiểu, tiểu ra tia nước nhỏ giọt.
- Đầu sáo có thể mưng mủ, sưng phồng do viêm. Trên dương vật thấy những cục cặn trắng.
Đối với những trẻ bị dài bao quy đầu, cha mẹ cũng sẽ quan sát thấy quy đầu dương vật bị bao quy đầu dài phủ kín. Dương vật trẻ lúc này dễ bị viêm nhiễm, tích tụ bựa sinh dục và cặn bẩn.
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh?
Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng không nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Lý do cho điều này là vì:
- Thông thường tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất theo thời gian. Bao quy đầu lột xuống tự nhiên giúp trẻ thực hiện chức năng sinh lý của mình.
- Dương vật của bé còn rất non nớt khi mới sinh. Lúc này nếu thực hiện phẫu thuật trên dương vật có thể gây ra những rủi ro lớn cho sức khỏe sinh sản của bé sau này.
Chỉ khi tình trạng hẹp bao quy đầu của bé không tự khỏi thì khi bé đến một độ tuổi nhất định, cha mẹ mới nên cho bé cắt bao quy đầu.
Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Vậy cụ thể nên cắt bao quy đầu cho trẻ khi nào? Đây là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh khi có con trai bị hẹp, dài bao quy đầu. Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng bé nên thực hiện cắt bao quy đầu khi:
- Mắc bệnh dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu mà khi lớn lên tình trạng này chưa chấm dứt.
- Bị viêm bao quy đầu do dài, hẹp bao quy đầu gây ra. Tình trạng viêm này đã tái phát nhiều lần mà không điều trị được bằng phương pháp nào khác.
- Bị nghẹt bao quy đầu do bao quy đầu hẹp gây ra. Có nguy cơ bị hoại tử bao quy đầu.
- Có sức khỏe ổn định để tiếp nhận ca phẫu thuật.
- Có độ tuổi phù hợp khi dương vật đã đã cứng cáp hơn, không còn quá non nớt như trước. Lúc này việc phẫu thuật cho bé sẽ không tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho sức khỏe sinh sản của bé nữa. Theo các chuyên gia, độ tuổi đó là tầm từ 7 tới 10 tuổi. Ở lứa tuổi này, sau khi cắt bao quy đầu bé cũng có thể tự mình chăm sóc vết thương mà không cần phải nhờ cha mẹ quá nhiều.
Chỉ khi đáp ứng được các điều kiện kể trên, cơ sở y tế mới cho bé tiếp nhận ca phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu cho trẻ ở đâu?
Tuy tiểu phẫu cắt bao quy đầu là một phẫu thuật đơn giản, không mất nhiều thời gian, nhưng nó lại tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cho sức khỏe. Ví dụ như:
- Viêm nhiễm vết cắt bao quy đầu.
- Nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, gây vô sinh hiếm muộn sau này.
Vì những lý do kể trên, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong quá trình tìm kiếm một cơ sở y tế phù hợp cho bé cắt bao quy đầu. Chỉ nên lựa chọn cho bé những địa chỉ có nhiều bác sĩ giỏi, có hệ thống trang thiết bị tốt, quy trình thực hiện nghiêm ngặt. Đó là những cơ sở có uy tín cao, có khả năng đảm bảo sự an toàn trong quá trình làm tiểu phẫu.
Ngoài ra, những cha mẹ không có nhiều thời gian có thể tìm đến dịch vụ khám chuyên khoa ngoài giờ. Hiện nay có một số phòng khám nam khoa trên địa bàn Hà Nội cho phép đến cắt bao quy đầu ngoài giờ hành chính, thậm chí vào ngày nghỉ, ngày lễ.
Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần lưu ý là lựa chọn một địa điểm cắt bao quy đầu áp dụng công nghệ cắt hiện đại. Hiện đại và tân tiến nhất hiện nay có thể kể đến biện pháp cắt bao quy đầu bằng công nghệ 4.0. Công nghệ này có những ưu điểm lớn so với những công nghệ cắt bao quy đầu trước đó. Đó là:
- Hạn chế gây chảy máu khi cắt bao quy đầu. Giúp trẻ không cảm thấy đau đớn quá nhiều.
- Thực hiện trong thời gian ngắn, cụ thể chỉ từ 15 đến 20 phút.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo trên dương vật.
- Bé có thể phục hồi nhanh chóng sau khi cắt bao quy đầu.
Chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu
Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu như sau:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày cho bé
Vệ sinh dương vật cho bé hàng ngày bằng nước ấm. Không nên sử dụng xà phòng để rửa cho bé vì có thể làm da bé bị kích ứng. Quá trình vệ sinh cần hết sức nhẹ nhàng để tránh làm tổn hại đến vết thương.
- Thay tã và băng gạc thường xuyên
Cha mẹ cần băng lại vết thương cho bé bằng gạc mềm để giúp vết thương tránh nhiễm trùng. Với những trẻ còn nhỏ bạn cũng nên giúp bé thay tã thường xuyên để tránh tã làm bẩn băng gạc.
- Không làm rơi miếng sáp mỡ
Miếng sáp mỡ là dụng cụ được đặt trên dương vật của bé để bảo vệ quy đầu. Cha mẹ cần lưu ý không làm rơi miếng sáp mỡ này ra khi thực hiện các thao tác vệ sinh cho bé.
- Chú ý triệu chứng bất thường
Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng to bao quy đầu, quy đầu tiết mủ, lên cơn sốt… cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay. Tại đây các bác sĩ sẽ nhanh chóng giúp bé xử lý vết thương nhiễm trùng.
Video cắt bao quy đầu cho trẻ
Nếu các bậc phụ huynh còn chưa hiểu rõ về quá trình cắt bao quy đầu cho trẻ, có thể tham khảo video cắt bao quy đầu dưới đây.
Trẻ mấy tuổi thì lộn bao quy đầu?
Thông thường khi trẻ đạt từ 4 đến 8 tuổi, nếu tình trạng hẹp bao quy đầu vẫn còn, bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ cho bé thử lộn bao quy đầu trước. Ở thời điểm đó bao quy đầu của bé vẫn có khả năng co giãn, nên việc lộn bao quy đầu sẽ không khiến trẻ đau quá nhiều, và có thể thực hiện tương đối dễ dàng.
Quy trình lột bao quy đầu cho trẻ là dùng tay kéo giãn bao quy đầu của trẻ từ sau ra trước, từ trước ra sau, từ bên phải sang bên trái và ngược lại. Quy trình này cần được thực hiện nhẹ nhàng, nếu không sẽ làm tổn thương dương vật của bé. Cha mẹ có thể thực hiện trong nước để giúp bé đỡ đau.
Khi thực hiện lột bao quy đầu cho trẻ, bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ sử dụng thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Loại thuốc bôi này là thuốc corticosteroid, một loại thuốc mỡ bôi ngoài da. Nó có tác dụng giúp bao quy đầu của bé giãn ra dễ dàng hơn, hỗ trợ cho quá trình lột bao quy đầu được thuận tiện. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ em được chữa khỏi tình trạng hẹp bao quy đầu bằng phương pháp này.
Chỉ khi biện pháp lột bao quy đầu kết hợp với thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em không có hiệu quả, bạn mới nên đưa bé đến cơ sở y tế. Lúc này các bác sĩ sẽ giúp bé thực hiện cắt bao quy đầu.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiểu phẫu cắt bao quy đầu, cũng như video cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ và người lớn. Hãy tìm hiểu kỹ để đỡ cảm thấy bỡ ngỡ hơn khi có nhu cầu thực hiện tiểu phẫu này, bạn nhé!